/* moitruongvietthuysinh.com theme functions */ /* moitruongvietthuysinh.com theme functions */ Xử Lý Nước Thải Thuỷ Sản

Xử Lý Nước Thải Thuỷ Sản

Thuỷ sản là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Việt. Ngành chăn nuôi, chế biến thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn cực kì quan trọng, với quy mô nuôi và sản xuất lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, khi ngành thuỷ sản ngày càng phát triển cũng góp phần lớn vào việc gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Chính vì vậy, cần phải xử lý nước thải thuỷ sản trước khi thải ra bên ngoài môi trường để đảm bảo mức độ an toàn cho nguồn nước.

Nước thải thuỷ sản là gì?

Nước thải thuỷ sản là lượng nước trong phát sinh trong quá trình nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản. Ngoài ra, giai đoạn chuẩn bị phân loại, làm sạch các nguyên liệu thuỷ sản, chế biến thành phẩm và vệ sinh các thiết bị để chế biến cũng tạo ra lượng nước thải lớn. Nhìn chung lượng nước thải thuỷ sản chứa nhiều chất độc hại, cản trở sự phát triển của con người và những sinh vật khác.

Nước thải hải sản
Nước thải thuỷ sản

Thành phần nước thải thuỷ sản

Thuỷ sản đa dạng về loại nên nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp này rất phong phú, từ các loài thuỷ sản tự nhiên cho đến các loại thuỷ sản nuôi. Công nghệ chế biến cũng tùy theo từng mặt hàng vật liệu (tôm, cá, sò, mực, cua, ghẹ,…) và đặc tính của từng sản phẩm (hải sản tươi sống ướp lạnh, đóng hộp, hải sản khô, luộc,…) thế nên phần tử và đặc thù nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản hết sức đa chủng loại và phức tạp. 

Nước thải ngành này thường chứa phần lớn:

  • Chất thải hữu cơ có nguồn gốc xuất xứ từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và những chất béo. Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật. Ngoài ra còn chứa cacbonhydrat khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước thải.
  • Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt.
  • Các chất rắn lơ lửng, cặn bã.
  • Nồng độ các chất nitơ, photpho. 

Nguồn gốc phát sinh nước thải thuỷ sản

Nước thải thuỷ sản có nguồn gốc phát sinh từ các quá trình nuôi trồng và sản xuất bao gồm rửa nguyên liệu để sơ chế, nước sử dụng cho vệ sinh và nhà xưởng, dụng cụ chế biến, thiết bị, nước vệ sinh cho công nhân. Lượng nước thải và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm chính là do nước thải trong khi sản xuất.

Nước thải hải sản từ hoạt động chế biến
Nước thải thuỷ sản từ hoạt động chế biến

Tại sao phải xử lý nước thải thuỷ sản

Nước thải thuỷ sản chứa hỗn hợp chất độc hại, nếu không thông qua xử lý mà thải ra bên ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và hệ sinh thái.

Làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy những chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới một nửa độ bão hòa gây ảnh hưởng tác động tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thuỷ sản mà còn giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho hoạt động sống.

Làm cho nước đục hoặc có màu lạ, hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của rong rêu, tảo,… 

Các vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán có trong nguồn nước thải chưa qua xử lý là tác nhân lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính, thương hàn, bại liệt, ngộ độc thực phẩm…

Mùi hôi tanh ở khu vưc sản xuất chế biến thuỷ sản tuy không có độc tính cấp, nhưng trong điều kiện phải tiếp xúc mùi hôi qua thời gian dài người lao động sẽ có biểu hiện đặc trưng như buồn ói, mệt mỏi trong giờ làm việc, gây khó chịu…

Chính vì những hậu quả tác động từ nguồn nước thải này mà các cơ sở có liên quan đến lĩnh vực này cần quan tâm và xử lý nước thải thuỷ sản theo quy định nhà nước để đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu ra.

Xem thêm:

Quy trình xử lý nước thải thuỷ sản

Quy trình xử lý nước thải hải sản
Quy trình xử lý nước thải thuỷ sản

Nước thải thuỷ sản phát sinh của nhà máy chế biến, nuôi trồng trước khi được dẫn vào bể thu gom thì sẽ được đưa qua xử lý tách rác tĩnh và bể tách dầu mỡ. Tại đây có lắp thiết bị song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn như: xương cá, vỏ tôm, dầu mỡ thừa, rác….Tiếp theo, nước thải được chuyển qua bể điều hòa, tại bể điều hòa sẽ có nhiệm vụ điều hòa nồng độ các hỗn chất ô nhiễm trong nước thải, trong bể điều hòa sẽ lắp thêm máy thổi khí nhằm xáo trộn để tránh hiện tượng kỵ khí và giải phóng một lượng lớn chlorin dư phát sinh từ quá trình vệ sinh nhà xưởng.

Sau đó, nước thải được bơm lên bể keo tụ tạo bông, tại đây, sẽ thêm hoá chất PAC và polyme nhằm thực hiện tiến trình keo thụ tạo bông. Nước thải tự chảy qua bể tuyển nổi, ở hệ thống này hỗn hợp khí và nước thải được hòa lẫn tạo thành các bọt mịn dưới áp suất khí quyển, các bọt khí tách ra khỏi luồng nước đồng thời kéo theo các váng dầu nổi và một số cặn bã lơ lửng. Nhờ thiết bị gạt, dầu mỡ được tách khỏi nước thải và được bơm về bể chứa bùn. Do kết hợp quá trình tuyển nổi và keo tụ nên loại bỏ được lượng dầu mỡ rất cao ( có thể đạt > 90% ), không chỉ vậy hiệu suất loại bỏ P, N của toàn hệ thống cũng được cải thiện.

Bước tiếp theo, nước thải được dẫn qua bể xử lý kỵ khí, nước thải có mức độ ô nhiễm cao sẽ tiếp xúc với lớp bùn kị khí và toàn bộ các quá trình sinh hóa sẽ diễn ra trong lớp bùn này. Nước thải sau khi xử lý ở bể kị khí, nồng độ các chất hữu cơ và các chất khác vẫn còn cao so với tiêu chuẩn tiếp nhận QCVN 11:2008/BTNMT nên nước thải sẽ tiếp tục được xử lý sinh học.

Bể sinh học thiếu khí có chức năng xử lý các hợp chất nitơ, photpho có trong nước thải một cách hoàn thiện. Trong bể có lớp màng vi sinh nên các hợp chất hữu cơ, nitơ được loại bỏ. Sau một thời gian, lớp màng vi sinh vật bám dày lên ngăn cản quá trình oxy của không khí không khuếch tán vào các lớp bên trong được. Mà không có oxy thì các vi khuẩn yếm khí phát triển tạo sản phẩm phân hủy cuối cùng là CH4 và CO2 làm bong lớp màng ra khỏi vật cứng, dưới tác động của nước bị cuốn trôi. Trên bề mặt vật liệu lại xuất hiện lớp màng lớp màng mới, hiện tượng này là vòng lặp tuần hoàn nên hàm lượng BOD5 và các chất dinh dưỡng khác được xử lý triệt để.

Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính dính bám chảy tràn qua bể lắng và tiến hành khử trùng. Quá trình lắng tách giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Bùn sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể. Còn phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn. Sau khi xử lý nước thải thuỷ sản, nguồn nước chuyển đến nơi tiếp nhận đạt chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT đảm bảo an toàn.

Trên đây là bài viết về xử lý nước thải thuỷ sản mà Công ty TNHH Việt Thuỷ Sinh đã chia sẻ. Hy vọng với những thông tin giới thiệu về nước thải và quy trình xử lý nước thải thuỷ sản sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về vấn đề này. Nếu bạn đang tìm kiếm những đơn vị xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau để được hỗ trợ tư vấn:

Công ty TNHH Việt Thuỷ Sinh

Địa chỉ: 138/7/13 Đường Nguyễn Súy, Quận. Tân Phú, TP Hồ Chí Minh

Hotline hỗ trợ: 0932422 890

Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

Website: https://moitruongvietthuysinh.com

Chat Zalo
Hotline: 0967.612.137