/* moitruongvietthuysinh.com theme functions */ /* moitruongvietthuysinh.com theme functions */ Quy Chuẩn Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi

Quy Chuẩn Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi

Chăn nuôi là lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn sản xuất thực phẩm chính yếu cho người dân.  Hiện nay, ngày càng nhiều quy mô chăn nuôi được xây dựng và mở rộng giúp cho người dân tăng thu nhập, đáp ứng được nhu cầu công ăn việc làm cho người lao động. Chính vì quy mô vừa và lớn ngày càng rộng rãi thì việc các nguồn nước thải chăn nuôi thải ra môi trường càng lớn và ô nhiễm môi trường diễn ra rộng rãi hơn. Để giải quyết vấn đề này, các cơ sở chăn nuôi phải tuân thủ quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi để đảm bảo nguồn nước thải ra môi trường là nguồn nước sạch.

Nước thải chăn nuôi là gì?

Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn chứa một phần hay toàn bộ lượng phân, thức ăn dư thừa, thuốc được gia súc, gia cầm thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn  trong chăn nuôi.

Nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi

Thành phần của nước thải chăn nuôi

Thành phần của nước thải chăn nuôi rất phong phú bao gồm:

  • Những chất rắn ở dạng lơ lửng
  • Vi khuẩn, ấu trùng, giun sán, vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, nấm,…và một số mầm bệnh khác.
  • Những chất hòa tan vô cơ như cát, muối, đất, urê, ammonium, muối chlorua,…
  • Chất hữu cơ bao gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidratcarbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, thức ăn thừa.
  • Hỗn hợp chứa N,P

Nếu nước thải này sẽ không qua xử lý hoặc không đảm bảo các quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi mà thải trực tiếp ra môi trường thì tác động không hề nhỏ đến sức đề kháng con người, sinh vật sống khác, hệ sinh thái.

Quy trình đảm bảo các quy chuẩn xử lí nước thải chăn nuôi 

Quy trình đảm bảo các quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi của Việt Thuỷ Sinh phù hợp với mọi quy mô, đảm bảo được chuẩn nước thải đầu ra của theo quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi mà nhà nước quy định.

Quy trình xử lí nước thải chăn nuôi
Quy trình xử lí nước thải chăn nuôi

Hệ thống thu gom nước thải

Nước thải được đưa qua lưới chắn rác nhằm mục đích loại bỏ một trong những phần rác có kích cỡ lớn, rác từ đây được thu gom và đưa đi xử lý, chôn lấp. Kế tiếp nước thải được dẫn vào ngăn tiếp nhận rồi qua bể lắng cát. Sau đây, lượng cát trong nước thải sẽ lắng xuống và được đưa đi san lấp.

Hệ thống thu gom nước thải

Lượng nước thải sẽ được dẫn về bể biogas. Bể biogas có hoạt động xử lý kỵ khí làm cắt giảm nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải chăn nuôi. Khí biogas sinh ra được đốt bỏ một cách hợp lý. Nước thải sau khi qua Biogas được dẫn vào bể lắng.

Bể lắng sơ cấp, bể điều hòa

Nước thải sau khi qua Biogas có chứa lượng lớn chất rắn lơ lửng. Lượng chất rắn lơ lửng lắng xuống bể lắng. Phần nước sau khi qua bể lắng được loại bỏ hoàn toàn chất rắn lơ lửng được dẫn vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ nguồn nước thải.
Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể điều hòa. Tại đây, các quá trình xử lý tự nhiên của thủy sinh vật (bèo, rong, tảo) giúp giảm đáng kể lượng chất ô nhiễm trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải.

Bể keo tụ – tạo bông

Nước thải được hòa trộn với NaOH trong bể trộn để nâng độ pH cho quá trình keo tụ tạo bông. pH tại bể trộn được duy trì từ 7.0 – 7.5 là pH tối ưu hoá cho quá trình keo tụ bằng PAC.

Tại bể keo tụ, nước thải được hòa trộn với PAC và được khuấy trộn bằng máy khuấy trộn với tốc độ khuấy 45 – 50 vòng/phút. Với tốc độ khuấy trộn trên thì PAC được trộn lẫn với nước thải và PAC sẽ kết hợp với các cặn bã lơ lửng hình thành các bông cặn.

Trước khi qua bể tạo bông thì chất Polimer anion được hòa trộn vào nước thải. Polymer Anion có dạng cấu trúc cao phân tử sẽ kết hợp các bông cặn để tạo thành các bông cặn với kích thước lớn hơn, làm tăng hiệu quả lắng, giúp các bông cặn lắng nhanh hơn tránh trường hợp bùn nổi trong bể lắng hóa lý.

Bể lắng hóa lý 

Sau khi các bông cặn được hình thành thì được lắng lại tại bể lắng hóa lý. Còn các chất bùn tại bể lắng hóa lý được bơm về bể chứa bùn. Nước thải sau lắng tiếp tục được dẫn qua bể sinh học thiếu khí. Nước thải được giảm màu nước, tách các cặn lơ lửng giúp quá trình xử lý vi sinh được hiệu quả.
 Xem thêm:

Cụm bể sinh học thiếu khí – hiếu khí

Cụm bể sinh học thiếu khí – hiếu khí hoạt động có 2 quá trình xử lý:
  • Pha xử lý hiếu khí (sục khí)
Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi và cung cấp oxy bằng loại máy sục khí, khử được toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa amoni thành Nitrat
Hai hiện tượng cơ bản xảy ra trong quá trình oxy hóa sinh học trong bể Aerotank là:

– Vi sinh vật sử dụng oxy để tạo năng lượng cho quá trình tổng hợp tế bào. Duy trì hoạt động sống của tế bào, di chuyển và tiếp hợp. Sinh trưởng, sinh sản, tích lũy chất dinh dưỡng, bài tiết sản phẩm.

– Vi sinh vật tự phân hủy các thành phần trong cơ thể, giải phóng năng lượng. Ở các tế bào của vi sinh vật, số lượng chất dinh dưỡng dự trữ vô cùng nhỏ nhỏ, vì thế chúng phải sử dụng chủ yếu các chất hấp thu từ môi trường xung quanh.
  • Pha xử lý thiếu khí (khuấy trộn)
Khi khuấy trộn cho hệ thống xử lý nước thải thì vi sinh vật diễn ra quá trình thiếu khí sẽ khử Nitrat vừa được tạo ra từ quá trình Nitrat hóa trong pha xử lý hiếu khí nói trên.
Kết thúc chu kỳ xử lý hiếu khí, thiếu khí kết hợp thì hỗn hợp bùn vi sinh vật và lượng nước thải được dẫn qua bể lắng sinh học giữ lại chất bùn vi sinh. Còn phần nước trong được đưa vào hệ thống khử trùng nước thải trước khi dẫn ra hồ ổn định nước thải.

Bể lắng sinh học

Bùn vi sinh được cấp khí và khuấy trộn trong bể sinh học hiếu khí, thiếu khí kết hợp thì được dẫn qua bể lắng sinh học. Nước thải được dẫn qua hệ thống đường ống phân phối đều và làm giảm tốc độ dòng chảy của nước. Nước thải sau lắng được thu đều trên bề mặt bằng hệ thống đường ống thu gom. Bùn vi sinh lắng lại được bơm bùn tuần hoàn bơm về cụm sinh học hiếu khí, thiếu khí.

Khử trùng nước thải

Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được dẫn qua bể khử trùng nước thải để tiêu diệt toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ luôn đạt tiêu chuẩn. Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, N, P, vi sinh vật gây bệnh.

Bể chứa bùn 

Phần bùn dư trong quá trình xử lý sinh học và bùn thải từ bể lắng hóa lý được bơm định kỳ về bể chứa bùn. Bùn từ bể chứa bùn được bơm lại bể biogas để phân hủy kỵ khí hoặc bơm về sân phơi và máy ép bùn để xử lý.
Như vậy, với quá trình xử lí nước thải trên cho ra lượng nước đạt quy chuẩn xử lý nguồn nước thải chăn nuối mà nhà nước quy đinh.

Quy chuẩn xử lí nước thải chăn nuôi

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi

– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi

– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải

– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép môi trường:

các thông số ô nhiễm áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi
Các thông số ô nhiễm áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường:

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm

Quy định đối với cơ sở chăn nuôi có quy mô chưa đến mức phải đăng ký môi trường: Cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ cũng phải thiết lập vận hành công trình hoặc sử dụng các biện pháp xử lý nước thải để đảm bảo nguồn nước thải có các thông số an toàn.

Hy vọng với những chia sẻ về quy chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi của Công ty TNHH Việt Thuỷ Sinh sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp, đơn vị xử lý nước thải chăn nuôi cần lưu ý để thực hiện sao cho đúng với quy định, giúp cải thiện sức khoẻ con người và môi trường sống. Liên hệ ngay hotline 0932.422.890 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ từ chúng tôi.

Chat Zalo
Hotline: 0967.612.137