Ở các nước đang phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là vấn đề đáng báo động, khi nguồn nước sạch dùng trong đời sống sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Vậy các bạn đã biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước là gì chưa? Thực trạng và cách khắc phục, cải thiện vấn đề này? Cùng xem qua bài viết dưới đây để biết thêm về thông tin, từ đó hiểu được vấn đề, điều chỉnh hành vi của cá nhân góp một phần nhỏ bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Ô nhiễm nguồn nước là gì?
Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển….bị nhiễm bẩn, chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật. Làm thay đổi thành phần, các tính chất vật lý, hoá học, sinh học và chất lượng theo chiều hướng xấu.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay
Theo Trung tâm Nghiên Cứu Môi trường Cộng đồng, khoảng 70% nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường. Ở các khu dân cư đông đúc – sẽ bắt gặp tình trạng nước sông, ao hồ ngả màu đen, rác thải nổi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối điển hình là ở TP.HCM và Hà Nội.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam đã kéo theo những vấn đề hệ lụy khủng khiếp cho con người. Cứ mỗi năm các tổ chức quốc tế tiếp tục đưa ra những con số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nước ta: Có khoảng 9.000 người mất mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn. Khoảng 20.000 người bị ung thư với lý do đó là do ô nhiễm độc hại từ nguồn nước ( (theo Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (Việt Nam)).. Khoảng tầm 44% trẻ nhỏ bị nhiễm giun do sử dụng nước bị không đạt chuẩn. Khoảng tầm 21% dân sinh đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen – hay là Arsenic vô cơ là 1 chất hóa học cực độc thường dùng trong việc sản xuất ra nhiều chủng loại thuốc diệt cỏ và loại thuốc trừ sâu.
Qua những số liệu trên chúng ta có thể thấy được mức độ ô nhiễm của nguồn nước đang đạt ở sự nguy hiểm. Không dừng lại ở đó, hiện tại những con số này vẫn đang tăng chậm hơn chứ chưa có dấu hiệu tụt giảm.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng và hiện nay được chia làm hai nhóm nguyên nhân chính là: ô nhiễm môi trường nước tự nhiên và nhân tạo. Hầu như các nguyên nhân đều có sự góp phần gián tiếp và trực tiếp từ chính con người để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên
Các hiện tượng lũ lụt, mưa, gió bão, hạn hán,…là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất.
Bên cạnh những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết phân huỷ thành chất hữu cơ cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên. Các chất này sẽ ngấm vào lòng đất và nguồn nước như trong ao, hồ, sông, suối, nguồn nước ngầm, nước mưa và cả nước biển nữa cũng bị ảnh hưởng.
Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước vẫn đến từ các tác nhân nhân tạo.
1. Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người.
Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc. Xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường năm 2021 cũng như việc giữ gìn sức khỏe của công đồng được đề cao hơn bao giờ hết.

>>>Xem thêm: Xử lý nước thải sinh hoạt
2. Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Nguồn nước thải từ bệnh viện thường phát sinh từ nhà vệ sinh, nhà ăn, giặt giũ, khu vực rửa dụng cụ y tế, nước thải từ phẫu thuật, điều trị, khám bệnh, xét nghiệm, vệ sinh của người bệnh, nhân viên y tế… Bên cạnh đó các hoạt động như chụp X- quang, các chất phóng xạ để điều trị và bệnh phẩm là phần nước thải nguy hiểm chứa rất nhiều chất độc hại, các vi khuẩn gây bệnh cao. Như vậy nước thải y tế là một trong những nguồn nước có chứa tạp chất nguy hiểm nếu chưa qua xử lý mà thải ra ngoài môi trường.
Ở Việt Nam, theo thống kê hiện nay cho thấy hầu như các cơ sở y tế và bệnh viện trên cả nước đều chưa có được một hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt quy chuẩn. Đây là mối nguy lớn đối với môi trường

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải phòng khám
3. Ô nhiễm do hoạt động của nhà máy, khu công nghiệp
Phần lớn nước thải từ xí nghiệp, khu công nghiệp đều xả vào nguồn nước, trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước của các nguồn đón nhận…Có nơi hoạt động của những xí nghiệp sản xuất trong khu chế xuất phá vỡ hệ thống thủy lợi, làm nguồn nước tràn ra ngoài cánh đồng khiến chúng bị ngập úng và độc hại nguồn nước tưới, gây trở ngại cho sản xuất trồng trọt.
Theo thống kê Bộ Tài nguyên và Môi trường, mật độ những khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải chỉ chiếm khoảng 66%, nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa thực hiện thiết kế hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng không có quản lý và vận hành, hay vận hành không kết quả hoặc xuống cấp trầm trọng. Trong khi đó, theo ước tính có tầm khoảng 70% trong một triệu mét khối nước thải hàng ngày phát sinh từ những khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất được xả thẳng ra mà dường như không qua giải quyết và xử lý nước thải.
4. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển từ trồng trọt, chăn nuôi sẽ làm môi trường bị ảnh hưởng đáng kể.
Việc người dân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón…vượt quá liều lượng cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư.
Những hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng xong không được dọn dẹp sạch sẽ mà vứt ra ngoài môi trường. Nhiều con kênh rạch, ao hồ, mương tràn ngập, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Trong quá trình chăn nuôi, những thức ăn thừa và xác chết động vật không được dọn dẹp dẫn đến hình thành các vi khuẩn gây bệnh ngấm vào đất và nguồn nước.
5. Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước ngày càng được báo động. Nguồn nước sạch để dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người cũng như hệ sinh thái là vô cùng lớn. Dưới đây công ty TNHH Việt Thuỷ Sinh sẽ nêu lên những giải pháp hiệu quả góp phần để bảo vệ được nguồn nước sạch.
Nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân
Thực hiện giáo dục và tư tưởng cho người dân, có thể xem là yếu tố quyết định đến việc cải thiện và đảm bảo một phần nguồn nước trong tự nhiên. Không ít người dân dân chẳng quan tâm đến vấn đề này, thờ ơ trước tình trạng môi trường hiện nay, không có ý thức xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Chính vì thế, giáo dục nâng cao ý thức và trọng trách của mọi cá nhân đối với những thế hệ mai sau là vấn đề rất cần thiết. Cần vận động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nhằm mục đích cải thiện tinh thần, trách nhiệm người dân trong những công việc bảo vệ môi trường nước từ những hành vi dễ dàng như vứt rác đúng nơi luật pháp, lên án với những hành động xả rác bừa bãi, xử lý những nguồn nước thải, hoá chất trước khi thải ra ngoài môi, tiết kiệm nguồn nước…Mỗi cá nhân tự nhận thức được vấn đề sẽ giúp ích một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Xử lý nguồn nước thải đúng cách
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nguồn nước thải
Bởi lẽ nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu xuất phát từ nguồn nước thải. Vậy nên việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống xử lý nguồn nước thải là việc quan trọng. Để đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường và hiệu quả, nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở y tế cần phải:

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động xả thải để kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót.
- Nhà nước cần đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.
- Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường.
- Đưa ra những quy định nghiêm ngặt đối những hành vi không tuân thủ những quy chuẩn của hệ thống xử lý nước thải.
- Hệ thống phải được thiết kế kỹ càng đảm bảo chất lượng của từng bộ phận xử lý.
Như đã trình bày ở trên, chắc hẳn các bạn đã biết về thực trạng cũng như nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Vì thế để bảo vệ sức khỏe trước những tác động xấu của ô nhiễm, mỗi cá nhân cần có trách nhiệm hơn. Đặc biệt nguồn nước mỗi gia đình, cơ sở y tế, nhà máy phải luôn đảm bảo an toàn, cần sử dụng các thiết bị, hệ thống lọc nước, xử lý nguồn nước…Nếu bạn đang tìm kiếm nơi cung cấp dịch vụ có liên quan và lo lắng về chất lượng , vui lòng liên hệ Công ty TNHH Việt Thuỷ Sinh, Hotline 0932422 890 để được tư vấn.