/* moitruongvietthuysinh.com theme functions */ /* moitruongvietthuysinh.com theme functions */ Quy Chuẩn Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt

Quy Chuẩn Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt

Hằng ngày, có lượng lớn nước thải sinh hoạt được thải ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Chính vì vậy, nhà nước đã đưa ra những quy định và yêu cầu các đối tượng phải thiết lập cho mình hệ thống, biện pháp xử lý nguồn nước thải sinh hoạt hợp lí. Để xây dựng và lựa chọn phương pháp cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thì cần đảm bảo những quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt nào? Bài viết sau đây tuy ngắn gọn nhưng sẽ cung cấp đầy đủ những nội dung cho quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra trong quá trình con người sinh hoạt và làm việc như tắm, vệ sinh, nấu ăn, tẩy rửa,…

Nước thải sinh hoạt là gì
Nước thải sinh hoạt là gì

Nước thải sinh hoạt gồm có 2 thành phần chính là:

  • Nước thải đen: phát sinh ra từ chất thải con người, khăn giấy đã qua sử dụng, nước thải rò rỉ từ các bể phốt.
  • Nước thải xám: bao gồm các loại nước tẩy rửa trong quá trình tắm giặt, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.

Nước thải sinh hoạt nếu không xử lý kịp thời sẽ làm tổn hại nghiêm trọng, gây chết các dòng sông, hồ nước xung quanh.

Xử lý nước thải sinh hoạt có những phương pháp nào

Có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau, quy chung thì phương pháp xử lý nào cũng cần phải đảm bảo được các quy chuẩn xử lý nước thải sinh thải hoạt mà nhà nước quy định.

Phương pháp xử lý cơ học

Trong nước thải thường chứa các chất rắn có kích thước và tỉ trọng lớn và các chất không tan dạng lơ lửng. Tùy theo kích thước, nồng độ, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch để lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

  • Sử dụng song chắn rác hoặc lưới lọc để giữ lại các loại rác trôi nổi, kích thước lớn như vỏ đồ hộp, cành cây, bọc ni lon, rác,… Song chắn rác tùy theo kích thước khe hở, khoảng cách các thanh từ 60 – 100mm cho song chắn rác thô và từ 10 – 25mm cho song chắn rác mịn.
  • Sử dụng bể lắng cát với các tạp chất vô cơ không tan từ 0,2 – 2mm phòng tránh tắc đường ống dẫn, giữ an toàn cho bơm không bị cát, sỏi bào mòn, ảnh hưởng đến các công đoạn sau.
  • Xử lý nước thải bằng tuyển nổi loại bỏ các tạp chất dạng rắn hoặc lỏng phân tán không tan, chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học.

Phương pháp xử lý hóa học

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học bao gồm biện pháp trung hòa, oxy hóa và khử, tạo kết tủa – đông tụ hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại có trong nước thải.

Biện pháp trung hoà:

  • Trộn lẫn nước thải với dung dịch axit, kiềm
  • Bổ sung các điều kiện và tác nhân hóa học
  • Lọc hỗn hợp nước axit qua bộ lọc có tác dụng trung hòa giúp tăng hoặc giảm độ PH của nước thải
  • Hấp thụ khí axit bằng chất kiềm hoặc hấp thụ Amoniac bằng nước axit

Biện pháp oxy hoá và khử:

Sử dụng các chất oxy hóa như Clo, dioxit clo, clorat canxi, hypoclorit và natri, Kali bicromat, Kali pemanganat, oxy không khí, ozon… để làm sạch nước thải. Trong quá trình Oxy hóa, các chất độc hại nguy hiểm sẽ chuyển thành tạp chất ít độc hơn, tách ra khỏi nguồn nước thải. Để hoàn thành quá trình này phải cần một lượng lớn các chất, tác nhân hóa học.

Biện pháp tạo kết tủa – đông tụ:

Sử dụng 2 quá trình kết tủa là canxi cacbonat và hydroxit để loại bỏ kim loại nặng như Cu, Mg, Ni, N, P trong nước thải. Với cặn sau kết tủa sẽ được loại bỏ bằng phương án lắng cặn. Phụ thuộc vào mỗi kim loại để điều chỉnh độ pH trong nước thải phù hợp.

Trong nước có chứa các ion kim loại hoặc các hạt có kích thước nhỏ (vài mm) không lắng bằng trọng lực được. Các hóa chất đông tụ được cho vào, chất này phân li ra ion OH – tạo kết tủa.

Hydroxit với ion kim loại nó còn đóng vai trò như 1 chất keo kết dính. Nó kết dính những hạt kích thước nhỏ thành những hạt có kích thước lớn hơn và có thể liên kết với hydroxit kim loại vừa tạo thành nước và tạo thành bông cặn lớn. Bông cặn này có thể lắng nhanh bằng trọng lực, tách hoàn toàn ra khỏi nước (phân lớp rõ ràng).

Chất đông tụ thường là muối của nhôm và sắt hoặc kết hợp cả hai. Việc chọn chất đông tụ sẽ phụ thuộc thành phần, tính chất hóa học, nồng độ tạp chất trong nước, pH nguồn thải; ngoài ra còn dựa trên giá thành nữa.

Phương pháp xử lý hóa lý

Phương pháp này áp dụng kết hợp quá trình vật lý – hóa học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm mà quá trình cơ học chưa xử lý được. Quá trình xử lý có các kĩ thuật hóa – lí rất đa dạng: lắng cặn, lọc qua bể lọc trung hoà, chỉnh pH tới kết tủa, keo tụ – tạo bông, bay hơi, lắng, ôxi hóa/khử, hấp phụ, lọc màng. Phần lớn các quá trình hóa lý đem lại hiệu quả xử lý rất cao nhưng vẫn ít người lựa chọn do chi phí thực hiện, vận hành lớn, công nghệ phức tạp.

Phương pháp xử lý sinh học

Được thực hiện để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như: Ni tơ, H2S, Amonia, Sunfit,…dựa trên cách hoạt động của vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất thiết yếu có trong nước thải làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Cách này dựa trên cơ sở tiêu dùng các hoạt động sống của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm và độc hại hòa tan trong nước thải. Các vi sinh vật tiêu dùng những chất hữu cơ và một số chất khoáng khiến cho nguồn dinh dưỡng và sinh năng lực để duy trì hoạt động sống của chúng. Trong quá trình sống, chúng nhận những chất dinh dưỡng để vun đắp tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được nâng cao lên. Thời kỳ phân hủy những chất hữu cơ nhờ vi sinh vật được gọi là công đoạn oxy hóa sinh hóa

Xem thêm:

Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất

Quy chuẩn xử lý nước sinh hoạt nhằm mục đích quy định các giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, những quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng riêng cho nước thải đô thị và nước thải sinh hoạt. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vấn đề xả nước thải đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt đã được quy định.

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán công thức như sau:

Cmax = C x K

Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt:

Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư:

Tuỳ theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo bảng dưới đây.

Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư
Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư

Đối tượng áp dụng quy chuẩn xử lý nước thải

Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt này chỉ áp dụng riêng cho nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị ra bên ngoài nguồn nhận nước thải phải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này.

Áp dụng đối với các cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra nhà máy xử lý nước thải tập trung phải tuân thủ theo quy định của các đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập.

Phương pháp xác định

Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế:

– TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994)  – Xác định nồng độ pH.

– TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5).

– TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992) – Xác định hàm lượng tổng các chất rắn hòa tan.

– TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) – Xác định các chất rắn lơ lửng.

– TCVN 4567-1988 – Xác định hàm lượng gốc sunphua và sunphát

– TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) – Xác định amoni

– TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) – Xác định nitrat

– TCVN 6494-1999  – Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion.

– TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định.

Bài viết trên đây Công ty TNHH Việt Thuỷ Sinh đã giới thiệu về quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt, hy vọng đây là những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu về vấn đề xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin sau:

Công ty TNHH Việt Thuỷ Sinh

Địa chỉ: 138/7/13 Đường Nguyễn Súy, Quận. Tân Phú, TP Hồ Chí Minh

Hotline hỗ trợ: 0932422 890

Email: vietthuysinh.envi@gmail.com

Website: moitruongvietthuysinh.com

 

Chat Zalo
Hotline: 0967.612.137